Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Đâm văng xe máy, lái xe vào trụ sở Bộ Nội vụ


Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 12h30 trưa 1/11, tại đường (đường Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) đoạn gần cổng trụ sở Bộ Nội Vụ.
Nạn nhân bị thương nặng trong vụ tai nạn trên được xác định là Nguyễn Ngọc Quyền 22 tuổi (Thanh Ba - Phú Thọ).
Nhiều nhân chứng cho hay, vào khoảng thời điểm đó, một chiếc xe ôtô Toyota 4 chỗ chạy cùng chiều và đang chuyển hướng rẽ vào trụ sở Bộ Nội vụ đã bất ngờ va chạm với chiếc xe máy hiệu Wave do anh Quyền đang di chuyển theo hướng bến xe Mỹ Đình về Trần Thái Tông.
Sau cú va chạm mạnh với chiếc xế hộp, nạn nhân bị đâm văng, lộn nhiều vòng trên không và bị gãy chân trái.
Tại hiện trường, chiếc xe máy bị tông vỡ yếm, văng vào sát cổng trụ sở Bộ Nội vụ.
Tuy nhiên, tài xế ô tô tỏ ra không hề hay biết, bỏ mặc nạn nhân, thản nhiên lái xe vào trụ sở Bộ Nội vụ ngay cạnh đó.
Nhiều người chứng kiến sự việc tỏ ra bất bình với thái độ của tài xế ô tô sau khi xảy ra vụ tai nạn.
Gần 1 giờ đồng hồ sau, anh Quyền mới được người dân trong khu vực đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Hiện tại, sau khi được các bác sỹ cấp cứu kịp thời, tiến hành các thủ tục chụp chiếu vết thương hiện tại, sức khỏe nạn nhân đã bình phục trở lại.
Nhận được tin báo, Đội CSGT huyện Từ Liêm đã có mặt tại hiện trường để xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Lâm - Đội phó Đội CSGT huyện Từ Liêm cho biết, hiện đã tạm giữ chiếc ô tô trong vụ tai nạn đồng thời triệu tập tài xế điều khiển để lấy lời khai.
Vụ việc đang được tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Nguồn :24h.com

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

“Ma trận” biển báo giao thông: Đánh bẫy lái xe

Trong những ngày qua, từ nguồn tin của bạn đọc, PV Thanh Niên tiếp tục đi ghi nhận thực tế và nhận thấy những phản ánh này hoàn toàn chính xác, đáng để các cơ quan chức năng tiếp thu, chấn chỉnh, tránh để người đi đường bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt oan, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
 
Biển báo cấm đi ngược chiều vô bổ trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7)
Biển báo hại tài xế
Những người thường xuyên lưu thông trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7), hướng đi vào cảng rau quả, rất bức xúc vì một biển báo cấm đặt giữa đoạn đường này.
 
Biển báo hướng dẫn đường kiểu này không tài nào vừa chạy vừa đọc (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai Q.1) - Ảnh: Minh Nam
Có mặt vào chiều 11.5, chúng tôi nhận thấy, hai bên đường dưới dạ cầu Phú Mỹ có hai chiều đi vào và đi ra. Trong khi chiều đi ra, người điều khiển phương tiện giao thông đi bình thường, thì chiều đi vào (đường Nguyễn Văn Quỳ) lại gây ức chế cho người dân. Khi xe chạy đến giữa con đường, mọi người nhìn thấy tấm biển báo đường một chiều! Khi nhìn thấy biển báo này, nhiều người đi xe gắn máy và ô tô bất ngờ, thắng xe lại… nhìn nhau và tiếp tục cho xe chạy tiếp. Thấy chúng tôi trố mắt nhìn hàng đoàn xe to, xe con, xe gắn máy chạy vào đường cấm, anh Năm - một người dân gần đó - cười: “Dù biết là đường cấm, nhưng họ bắt buộc phải chạy tiếp thôi, vì không biết cho xe đi hướng nào, khi một bên là khu dân cư, bên kia là hố sâu ngăn cách hai chiều, còn quay đầu lại thì cũng đi ngược chiều”.

Đang chạy tốc độ cao mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế

Lái xe Đỗ Hiếu Nghĩa


Chỉ tay về phía tấm biển cấm đặt “vô duyên” giữa tuyến đường, anh Năm ngao ngán: “Có lẽ biết biển cấm tréo ngoe như vậy nên mấy anh CSGT cũng ít khi đứng đây phạt. Chứ nếu bị phạt thì tài xế chẳng cãi gì được!”.
Ông Nguyễn Văn Lý, tài xế xe khách 45 chỗ, bức xúc vì sự mập mờ của biển báo, khiến ông bị CSGT phạt oan uổng. Ông kể trên một số tuyến đường như Bình Long, Phan Anh… (Q.Tân Phú) có cắm biển cấm xe 7 tấn, 8 tấn… Khi ông cho xe chạy vào những tuyến đường này thì bị CSGT thổi phạt, giam bằng lái. Trong khi đó, tại một số tuyến đường khác như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… thì biển báo ghi rõ ràng: cấm xe chở khách bao nhiêu chỗ và cấm xe tải bao nhiêu tấn để tài xế biết đường mà đi…
Một bạn đọc khác thắc mắc, đoạn QL 13 hướng từ ngã tư Bình Phước về ngã tư Bình Triệu có đoạn đang từ 2 làn xe đột ngột chia thành 3 làn xe, nhưng không có biển báo phân chia làn đường.
“Trường hợp không có biển báo chia làn, xe ô tô được lưu thông tất cả các làn trừ làn trong cùng dành cho xe gắn máy, thô sơ. Khi bị CSGT phạt, tôi lập luận như vậy thì CSGT vẫn cứ phạt lỗi lấn tuyến, với lý do “không có biển báo thì không được đi" và thòng thêm câu "trừ khi xe đông" vào biên bản”, anh Trần Văn Quang, tài xế xe ô tô, bức xúc.
 
Biển báo đường nhiều chỗ ngoặt (biển bên trên) không theo thông lệ quốc tế, gây khó hiểu
Không biết chạy đường nào
Ngày 11.5, chúng tôi có mặt trên đường Nguyễn Văn Linh, đang chạy với tốc độ 60 km/giờ thì ngay đoạn đường dẫn vào cầu Phú Mỹ, biển báo tốc độ chỉ còn 30 km/giờ trong khi ba làn đường hoàn toàn trống trải, không nằm ở khu dân cư đông đúc. Ngay cạnh đó, một chiếc xe CSGT bắn tốc độ nhưng ngụy trang (cốp sau mở trông giống như một chiếc xe hỏng đang sửa chữa). Đi một đoạn nữa ngay khúc cua, dưới chân cầu xuất hiện hai CSGT đứng chặn xe vi phạm. Cứ mỗi lần đèn tín hiệu bật sang màu xanh là y như rằng tài xế liền bị CSGT “hỏi thăm”. Vừa nộp tiền phạt xong, anh Đỗ Hiếu Nghĩa (một tài xế) tỏ ra bức xúc cực độ: “Đang chạy tốc độ cao (60 km/giờ) mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế”.
Anh Nguyễn Văn Hiến (một tài xế xe tải) bức xúc: “Ai chẳng muốn tuân thủ luật lệ giao thông. Cứ thử lái xe ở VN xem có dễ tuân thủ luật lệ biển báo giao thông? Điển hình như tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Q.1), có bảng cấm xe tải quẹo phải bị cây cối che khuất, nhưng đèn tín hiệu giao thông lại cho phép quẹo phải không có bảng phụ (cấm xe tải). Cấm hay không cấm không rõ ràng và mấy anh CSGT cứ thế mà thổi phạt”.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, nhiều tài xế tỏ ra bức xúc, trong đó nhiều nhất thường phàn nàn về những tuyến đường lớn có nhiều làn xe lưu thông như Cộng Hòa, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh… “Trước mỗi giao lộ chỉ thấy biển báo làn xe con, xe tải, xe trên 30 chỗ… đi thẳng. Bỗng dưng đến gần giao lộ kế tiếp thì làn đường dành cho xe con (làn trong cùng bên trái) chuyển thành làn rẽ trái đột ngột làm xe đang lưu thông đi thẳng không biết phải chuyển làn như thế nào khi bên phải là dòng xe dày đặc. Nếu thắng lại chờ thì bị xe sau bóp còi la ó, nếu đạp ga thì dễ lãnh vé phạt!”, anh Nguyễn Thành Long phản ánh.
Loạn biển báo
Một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông (đề nghị không nêu tên) khẳng định: “Biển báo giao thông ở VN hiện nay đầy rẫy bất cập và khó hiểu”. Ông phân tích biển báo “chỗ ngoặt nguy hiểm” không theo thông lệ quốc tế; hay biển “giao nhau với đường không ưu tiên” sao không gọi là biển báo đường ưu tiên cho ngắn gọn, dễ hiểu; hay nhiều nơi cắm biển báo hình tam giác ngược (bên trong không ghi chữ), theo luật đây là biển nguy hiểm giao nhau với đường ưu tiên, phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên như vậy sao không ghi chữ “Nhường đường” (YIELD, hay GIVE WAY) như ở các nước; biển báo tốc độ lâu lâu mới xuất hiện trong khi các nước cứ ba cột đèn lại xuất hiện một biển báo hoặc họ sơn luôn xuống làn đường. Đó là chưa nói đến một số biển báo hình vuông màu xanh nước biển tự “đẻ” thêm trùng với một số biển hình tam giác làm rối rắm thêm tình trạng biển báo hiện nay.
Vị chuyên gia này còn cho biết trên QL 22, đoạn ngã tư Trung Chánh và ngã ba Bùi Môn xuất hiện chữ “STOP” vô lý, vì đây là tuyến đường ưu tiên. Đúng ra, phải đặt chữ “STOP” trên đường không ưu tiên giao cắt với QL 22, để tài xế khi từ đường này ra thì phải dừng lại quan sát trước khi băng ra cho an toàn.
Cũng trên QL 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến cầu vượt Củ Chi, dài khoảng 25 km) chỉ có 1 biển báo duy nhất cho xe con đi chung vào làn xe tải làm nhiều xe ô tô con chen nhau kẹt cứng trên một làn đường không dám tận dụng làn đường ô tô tải đang trống. Ngoài ra, trên một số tuyến đường cắm biển báo khoảng cách giữa xe ô tô trước cách xe ô tô sau 8m (thường xuất hiện ở các trạm thu phí) hay cách 30m ở một số tuyến đường quốc lộ.
Biển báo vậy, theo vị chuyên gia này, rất dễ gây hiểu lầm và hoàn toàn trái với quy định về lái xe an toàn, khoảng cách xe trôi trong thời gian 1 giây (ở tốc độ 50 km/giờ) là 14m, đường ướt là 28m. Thường xe sau thắng chậm hơn xe trước 1 đến 2 giây, để đảm bảo an toàn ở tốc độc 50 km/giờ, khoảng cách an toàn giữa xe sau và xe trước phải là 50m.
“Những bất hợp lý về biển báo trên rất cần được các cơ quan chức năng lưu tâm sớm xem xét, chấn chỉnh nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà chúng ta đang cố gắng thực hiện”, vị chuyên gia này đề nghị.

Cần sửa Luật giao thông đường bộ
Theo LS Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM), Luật GTĐB của ta hiện nay có nguồn gốc từ phương tiện giao thông đường bộ trước đây có tốc độ thấp, lượng người và phương tiện ít, thô sơ nên quy định biển báo được đặt về bên phải đường giao thông với các kích cỡ nhỏ. Để biển báo phù hợp với tình hình hiện nay thì cần quy định lại trong Luật GTĐB về vị trí biển báo trên cao, ngang đường, kích cỡ chữ đủ lớn để có thể quan sát từ xa. Kể cả quy định cụ thể số lượng biển báo trước khi đến mục tiêu cần báo, tạo sự chủ động cho người tham gia giao thông và định nghĩa lại các hình vẽ theo tập quán và thông lệ quốc tế để có thể hòa chung vào dòng chảy của thế giới.
 
Nên bỏ bớt những biển báo không theo thông lệ quốc tế như trong ảnh


Nguồn : Thanhnien,online

Phá "Bẫy việt vị" tại ngã năm Cửa Nam

Ngã năm Cửa Nam - Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến là nơi luôn có những xe vô tình vi phạm luật giao thông bị công an lập biên bản.

 

Một ngã năm rộng rãi với sự giao nhau của 4 con phố Lê Duẩn - Cửa Nam - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến luôn là điểm nóng về giao thông vì khu vực này có lưu lượng xe lưu thông khá đông. Vào giờ cao điểm hoặc mỗi khi có tàu đi qua phố Nguyễn Khuyến, ngã năm này thường xảy ra hiện tượng tắc nghẹn giao thông cục bộ.

Tuy nhiên, khi di chuyển qua ngã năm này từ hướng Hai Bà Trưng về Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến, khá nhiều lái xe đã bị lực lượng cảnh sát giao thông thổi còi. Nguyên nhân chính ở đây là do người lái xe không chú ý sơn kẻ phân làn tại đoạn giao nhau của phố Hai Bà Trưng và phố Cửa Nam.

Theo thói quen lái xe, khi đi từ phía Hai Bà Trưng về Nguyễn Khuyến, người lái xe thường giữ nguyên làn di chuyển của mình và thường sẽ dừng ở bên trái của dải phân cách liền.

Tuy nhiên, vạch sơn kẻ liền tại đoạn giao nhau giữa Hai Bà Trưng và Cửa Nam lại nhằm hướng dẫn các xe di chuyện từ hướng Hai Bà Trưng về hướng này sẽ phải nhập làn với luồng di chuyển từ phía phố Cửa Nam. Do đó, để được phép đi thẳng Nguyễn Khuyến hoặc rẽ trái sang Lê Duẩn thì người lái xe sẽ đều phải cho xe của mình chạy trong phần vạch sơn kẻ liền bên tay phải của đoạn giao nhau này.

Bất cứ xe nào nằm ngoài phần vạch sơn kẻ liền này sẽ bị lực lượng chức năng phạt theo khoản 3 điểm a của nghị định 34 với lỗi: "Đi không đúng phần đường hoặc làn đường theo quy định". Với lỗi này, người lái xe có thể sẽ phải nộp phạt từ 1.000.000  đến 1.400.000 VNĐ.

Mũi tên đỏ chỉ xe đỗ sai vạch, mũi tên xanh chỉ xe đỗ đúng vạch

Để tránh đi sai luật khi qua ngã năm này, khi di chuyển đến đoạn giao nhau giữa Hai Bà Trưng và Cửa Nam, các bạn cần phải chú ý chuyển làn vào phần kẻ vạch sơn để tránh vi phạm luật.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Cẩn thận với "bẫy" giao thông trên đường Phạm Hùng

(PL&XH) - Có ý kiến cho rằng, đây là cái bẫy giao thông vì biển báo đường chỉ dành cho xe máy, xe đạp quá nhỏ, màu xanh (chứ không phải biển đỏ cấm ô tô), CSGT không đứng ở đầu đường mà đứng ở cuối đường
Một số người dân tham gia giao thông ở khu vực phố Trần Duy Hưng, Phạm Hùng phản ánh, rất nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nặng, thậm chí giữ bằng lái vì phạm lỗi đi vào đường cấm khi rẽ từ phố Trần Duy Hưng sang đường Phạm Hùng (ảnh).


Nguyên nhân của tình trạng này được chỉ rõ: Thứ nhất, người lái xe ô tô thiếu quan sát hoặc không kịp quan sát; thứ hai, đầu đường rẽ có biển xanh chỉ dẫn chỉ dành cho xe đạp và xe máy nhưng khá nhỏ và ở dưới tán cây khó quan sát mà đường lại rất rộng nên nhiều lái xe vô tư điều khiển xe đi vào. Và hầu hết các loại ô tô đi vào đường này đều bị CSGT đứng ở cuối lối rẽ, đầu đường Phạm Hùng tuýt còi…
Có ý kiến cho rằng, đây là cái bẫy giao thông vì biển báo đường chỉ dành cho xe máy, xe đạp quá nhỏ, màu xanh (chứ không phải biển đỏ cấm ô tô), CSGT không đứng ở đầu đường mà đứng ở cuối đường… Và mỗi ngày có hàng chục người… vi phạm song chỉ biết tự trách mình không dừng hẳn xe lại để quan sát?!


Nguồn : Minh Đạo( Baomoi)

Những biển báo 'bẫy' người giao thông

Ngã tư Kim Ngưu - Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đèn tín hiệu đang màu xanh, xe máy do người đàn ông trung niên điều khiển bất ngờ bị cảnh sát chặn lại. Bị lập biên bản, chủ xe ngỡ ngàng vì chẳng biết phạm lỗi gì.
Chỉ trong 15 phút sáng 12/7, tại ngã tư Kim Ngưu - Minh Khai có 5-6 người đi xe máy bị cảnh sát giao thông giữ xe, kiểm tra giấy tờ. Người đàn ông điều khiển chiếc xe Wave nói: "Đèn xanh tôi mới chuẩn bị vượt ngã tư, tại sao lại phạm luật?". Trong khi đó, trung úy cảnh sát giao thông giải thích là đi vào đường cấm.
Những biển báo bẫy người giao thông
Nhiều người khi chuẩn bị băng qua nút ngã tư thì bị cảnh sát giao thông giữ lại. Ảnh: Xuân Tùng
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, khoảng 10 m đoạn cuối đường Kim Ngưu tiếp giáp với ngã tư có một biển cấm đi ngược chiều được dựng lên cùng dải phân cách chia đôi tuyến đường nhỏ hẹp làm đôi. Đoạn đường cấm quá ngắn, ngay sát đèn tín hiệu giao thông và dù cấm đi ngược chiều, nhưng xe buýt vẫn được phép lưu thông nên nhiều người đi xe máy vẫn theo xe buýt để vượt qua ngã tư và không biết mình phạm luật.
Một số người dân sống gần ngã tư cho biết, cách đây nửa năm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho dựng một dải phân cách cứng giữa tim đường Kim Ngưu và cầu Mai Động sang Minh Khai để phân làn, tránh ùn tắc. Sau đó vài tuần, một biển cấm đi ngược chiều được dựng lên và mỗi ngày có hàng chục người đi xe máy bị xử phạt vì đi ngược chiều.
Những biển báo bẫy người giao thông
Một biển cấm như bẫy người tham gia giao thông tại nút ngã tư Mai Động - Minh Khai. Ảnh: Xuân Tùng
"Đoạn đường cấm chỉ dài chừng 10 m, lại ngay cột đèn điều khiển giao thông cho nên nhiều người đi theo thói quen cứ lao xe qua. Cách phân làn như thế chẳng khác gì bẫy người giao thông", chị Tín, bán hàng nước đầu ngã tư cho biết.
Không chỉ nút ngã tư Kim Ngưu - Minh Khai, nhiều tài xế ôtô khi từ đường Giải Phóng rẽ vào đường Nguyễn Hữu Thọ để vào bán đảo Linh Đàm (Hà Nội) cũng búc xúc vì việc cắm biển báo của ngành giao thông.
Đầu đường Nguyễn Hữu Thọ, tiếp giáp với đường tàu, ngành giao thông cho cắm biển cấm với nội dung: cấm xe tải đến 1,25 tấn từ 6h đến 8h30 và từ 16h30 đến 22h; cấm xe tải trên 1,25 tấn đến 2,5 tấn thời gian 6h-20h; cấm xe tải trên 2,5 tấn đến 10 tấn thời gian 6h-21h. Trong khi đó, xe tải có tải trọng trên 10 tấn, xe siêu trường, siêu trọng, xe du lịch lại được hoạt động theo giấy phép do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp.
Cách cắm biển cấm tại đây cũng bất hợp lý. Biển cấm là của đường Nguyễn Hữu Thọ, nhưng lại được cắm trên mặt đường Giải Phóng, nằm cách xa đầu đường Nguyễn Hữu Thọ 3 m và không có biển báo từ các ngã rẽ. Phải đi vào đường Nguyễn Hữu Thọ 200 m mới có biển cấm. Việc này khiến cánh tài xế chạy xe từ hướng Giải Phóng - Ngọc Hồi, nếu để ý quan sát mới biết có biển cấm, còn cánh tài xế chạy từ Ngọc Hồi ngược lên không thể nhìn thấy nên cứ điều khiển xe đi vào và bị cảnh sát giao thông thổi phạt.
Biển cấm trên tuyến phố Nguyễn Hữu Thọ được cắm quá xa, khiến tài xế không nhìn thấy nên vẫn đi vào. Ảnh: Xuân Tùng.
Chiều 14/7, hàng chục xe tải vượt quá trọng tải cho phép vẫn hướng từ Ngọc Hồi cắt ngã ba Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ đi vào mà không hề biết đang đi vào đường cấm.
"Các ngã rẽ đều không có biển báo, đầu đường cũng không thấy có biển nào nên chúng tôi đi vào. Chạy được hơn 200 m sâu vào gần khu đô thị Linh Đàm mới thấy biển cấm xe tải và khách. Không biết đơn vị nào cắm biển, nhưng thế này chẳng khác gì đánh bẫy cánh tài xế", một tài xế xe tải cho biết.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hệ thống biển báo giao thông được cắm trên các tuyến đường có thể hợp lý vào thời điểm này, tuy nhiên đến lúc nào đó sẽ không hợp lý. Cũng không loại trừ một số trường hợp biển cắm sai vị trí, sai hướng.
"Những phản ánh của người tham gia giao thông, tài xế về việc cắm biển sai là rất quý, Sở sẽ tập hợp lại sau đó kết hợp cùng với ngành công an rà soát, nếu thấy biển nào không hợp lý sẽ cho điều chỉnh", ông Tân khẳng định.

Nguồn : Xuân Tùn( Tin24/7)

Pha Bình Luận giao thông không thể đỡ được

Ngựa ô... thu phí - Bài hát về hiện trạng thu phí giao thông tại Việt Nam